Cách dùng khác Cách_cách

Dưới triều nhà Thanh, tước hiệu Cách cách bình thường được dùng để tôn xưng địa vị cao quý của một nữ nhân nào đó với đủ loại thân phận. Một số trường hợp đáng kể đến:

  • Một phụ nữ tôn quý: Ví dụ như dưới thời Khang Hi, trong báo cáo của Phủ Nội vụ có nhắc đến Tô Ma Lạt Cô, thị nữ của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu, người nuôi dưỡng Hoàng đế Khang Hi là Tô Ma Lạt Ngạch niết Cách cách (苏麻喇额涅格格).
  • Nội đình chủ vị cấp thấp: Thời kỳ Thuận TrịKhang Hi, trong hậu cung có các thị thiếp, thậm chí là Cung nữ tử được xưng hô bằng danh xưng Cách cách. Trong hàng đãi ngộ hậu cung có "cấp đãi ngộ Cách cách", thấp hơn "cấp đãi ngộ Tiểu Phúc tấn" cùng "cấp đãi ngộ Phúc tấn",... Về sau triều Khang Hi hoàn thiện Bát đẳng hậu phi, danh xưng Cách cách cũng dần không còn ám chỉ hậu phi nữa.
  • Thị thiếp trong Vương phủ: Danh hiệu Cách cách cũng là một dạng nhã xưng dành cho các thị thiếp của Hoàng tử và Vương công. Theo quy định triều Thanh, dưới Trắc Phúc tấn trong phủ đều gọi Thứ Phúc tấn, thông thường lại xưng Cách cách. Vị trí của Cách cách trong phủ rất thấp, y hệt hầu gái, do vậy các Cách cách đa phần xuất thân rất bình thường. Ví dụ như Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu mẹ của Càn Long Đế, gia thế bần hàn, khi vào hầu cho Ung Chính Đế chỉ gọi là "Cách cách"[4].